4 bẫy bất động sản năm 2020 như lướt sóng, phụ thuộc vay vốn, ngáo giá… là một trong những bẫy dễ khiến nhà đầu tư sa lầy. Thị trường bất động sản trong thời gian sắp tới có thể đứng trước “đầu sóng ngọn gió”, nhà đầu tư hết thời ăn may, buộc phải cân nhắc chiến lược bài bản để đi đường dài. Hãy cùng tìm hiểu những cẩm nang vượt khó, những bẫy bất động sản điển hình năm 2020 để phòng ngừa.
Xem thêm: Dịch Covid 19 ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến bất động sản
Thông thường các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn sẽ dễ sập bẫy, đặc biệt là trong năm 2020. Diễn biến thị trường trong thời gian tới sẽ trầm lắng và có nhiều khó khăn hơn, không có sóng để lướt cũng như không còn thích hợp để mua bán liền tay giống như thời kỳ nóng sốt. Những năm 2015-2018 là giai đoạn thuận lợi để lướt sóng do thị trường có nhiều sóng, nhiều đợt nóng sốt, giá bán tăng mạnh và diễn biến nhanh. Tuy nhiên, với diễn biến giao dịch ảm đạm, mức độ thanh khoản tuột dốc mạnh được dự báo trước của năm 2020, không lướt sóng là cách phòng vệ tốt nhất để bảo toàn nguồn vốn đầu tư.
Với số vốn hiện có trong tay, nhà đầu tư tuyệt đối không dốc toàn bộ vào bất động sản trong năm 2020. Việc giữ lại khoảng 30-40% nguồn vốn bằng tiền mặt trở lên nhằm đảm bảo các khoản phí phát sinh trong thời gian đầu tư 12 tháng tới. Đồng thời, dòng tiền này có thể sẵn sàng nhập cuộc cho những cơ hội bất ngờ nếu xuất hiện tình trạng nhà đất giảm giá kỹ thuật hoặc giảm giá cắt lỗ.
Năm 2020 tiền mặt là vua, nhà đầu tư nào biết điều phối dòng tiền lớn luôn sẵn sàng trong tư thế săn cơ hội sẽ dễ gặt hái thành công.
Với diễn biến thị trường năm 2020, người mua chỉ nên vay dưới mức 40% giá trị tài sản. Đây là khoảng thời gian ngân hàng siết vay tín dụng địa ốc, đồng thời không dễ đoán định về diễn biến lãi suất cho vay trong vòng 4 quý tới. Trường hợp lý tưởng nhất là có sẵn tiền mặt (tiền nhàn rỗi) để ra quyết định mua bất động sản, suất đầu tư an toàn hơn là đi vay ngân hàng.
Nếu như nguồn vốn thiếu hụt, bắt buộc phải đi vay, ngưỡng có thể chấp nhận được chỉ nên ở mức 30-40% giá trị tài sản. Trong thời kì 2015 – 2017 và nửa đầu năm 2018, khi vay trên dưới 60% giá trị bất động sản nhiều nhà đầu tư địa ốc vẫn thắng và có lãi nhưng kịch bản này sẽ khó lặp lại trong năm 2020 do diễn biến thị trường ảm đạm, tính thanh khoản kém hơn và tỷ lệ rủi ro cao hơn.
“Ngáo giá” là tình trạng các chủ đầu tư dự án hay bên bán hét giá bất động sản cao ngất ngưỡng một cách vô lý cũng như thiếu cơ sở. Khi đứng trước các tài sản “ngáo giá” này, nhà đầu tư nên quan sát và không nên giao dịch. Bởi lẽ mua bất động sản ở vùng giá đỉnh khó có thể đem lại lợi nhuận trong thời gian ngắn hạn, thậm chí có thể bị điều chỉnh giá khi thị trường bước vào thời kì khó khăn.
Bên cạnh đó, nói không với những tài sản có giá trị vượt quá khả năng chi trả cũng là cách giúp nhà đầu tư tránh khỏi rủi ro mượn nợ ôm hàng.
Xem thêm:Các loại bẫy bất động sản phải biết