Thủ Tục, Trình Tự Chuyển Nhượng Căn Hộ Trong Trường Hợp Cụ Thể【Phần 1】

Thư viện pháp luật

Lượt xem: 976 11/11/2019

CHUYỂN NHƯỢNG CĂN HỘ [PHẦN 1]

 

TRƯỜNG HỢP 1: CHUYỂN NHƯỢNG CĂN HỘ ĐÃ CÓ SỔ HỒNG.

Khác với những hình thức giao dịch khác, mua bán căn hộ chung cư có các loại thủ tục pháp lý tương đối phức tạp. Để đảm bảo tính pháp lý và an toàn trong việc chuyển nhượng căn hộ đã ra sổ hồng, người mua cần thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Tìm hiểu thông tin căn hộ muốn mua
  • Bước 2: Thỏa thuận và tiến hành đặt cọc
  • Bước 3: Ký hợp đồng chuyển nhượng
  • Bước 4: Hoàn thành trách nhiệm thuế
  • Bước 5: Thay đổi chủ mới

 

Bước 1: Tìm hiểu thông tin căn hộ muốn mua.

Luật Nhà ở 2014 quy định, căn hộ dự định mua cần đáp ứng những điều kiện sau (tóm tắt):

– Căn hộ đã được cấp giấy chứng thực quyền sở hữu và vẫn còn thời hạn sử dụng.

– Có tờ khai trước bạ hợp thức theo quy định của pháp luật.

– Không bị tranh chấp, kê biên, thu hồi.

Nếu cần thiết, khách hàng có thể liên hệ với Phòng Địa chính ở Địa phương để kiểm tra thêm các thông tin khác.

Ngoài ra, khách hàng phải kiểm tra để bảo đảm người bán chính là chủ sở hữu thực sự của căn hộ hoặc được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền, cũng như có đủ năng lực theo quy định pháp luật để thực hiện giao dịch chuyển nhượng. Khi đó, khách hàng có thể kết hợp với việc kiểm tra hiện trạng thực tế của căn hộ.

Bước 2: Thỏa thuận và tiến hành đặt cọc.

Sau khi vấn đề pháp lý minh bạch, người mua cần thỏa thuận rõ với người bán về:

  • Số tiền đặt cọc
  • Thời hạn đặt cọc
  • Những mốc thời gian về việc thực hiện các thủ tục chuyển nhượng và số tiền thanh toán tương ứng.
  • Thỏa thuận về các loại thuế do bên nào chịu trách nhiệm, phí, quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng…

Lưu ý: Thỏa thuận đặt cọc cần được lập thành văn bản và phải được kiểm tra kĩ lưỡng.

Bước 3: Ký hợp đồng chuyển nhượng.

Sau khi đạt được thỏa thuận, các bên cùng nhau ra Văn phòng công chứng (VPCC) để ký hợp đồng chuyển nhượng. Về nguyên tắc, nội dung của hợp đồng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên nhưng phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, các bên thường sử dụng mẫu soạn sẵn của các VPCC để công đoạn này diễn ra nhanh chóng. Sau đó, người mua thanh toán số tiền theo thoả thuận trước và người bán giao giấy tờ nhà cho người mua.

Các giấy tờ chuẩn bị gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ. (tờ khai cũ)

– Bản vẽ hiện trạng của căn hộ (nếu có).

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng).

– Hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân (hoặc thẻ căn cước) của người bán và người mua. (mỗi loại giấy tờ gồm 01 bản chính và 01 bản sao).

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu đã có gia đình).

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 4: Hoàn tất nghĩa vụ thuế

Sau khi khai thuế với cơ quan nhà nước, khách hàng cần đăng bộ để đăng ký với cơ quan nhà nước về việc cấp giấy chứng nhận. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng với bên mua.

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà của bên bán.

– Tờ khai lệ phí trước bạ cũ.

– Tờ khai lệ phí trước bạ mới.

– Hộ khẩu và chứng minh nhân dân của các bên (mỗi loại giấy tờ gồm 01 bản chính và 01 bản sao).

– Khai các tờ khai đăng ký biến động tài sản của các quận, huyện.

Bước 5: Thay đổi chủ sở hữu

Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế, các bên nộp hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để thực hiện thủ tục đăng bộ thay đổi chủ mới. Trong 3 tuần làm việc, bạn sẽ được hẹn lên để lấy sổ đã được đăng bộ, nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và chính thức hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.

Bài tham khảo: Quy Trình Chuyển Nhượng Căn Hộ Trong Từng Trường Hợp Cụ Thể【Phần 2】

Đừng bỏ lỡ thông tin !
Cùng các nhà đầu tư bất động sản, nhận những thông tin mới nhất của thị trường được gửi qua email hàng tuần.
Bất động sản liên quan
Dự án đang bán

Tính Xây Dựng

Tính toán chi phí xây dựng dựa trên các thông tin về diện tích, móng, mái, số tầng cần xây.

Phong thủy xem hướng nhà

Chọn hướng nhà phù hợp để đón vượng khí