Năm 2022 liên tục xuất hiện tình trạng vỡ nợ trái phiếu, bất động sản lao dốc khiến toàn ngành bị tê liệt. Việc phân tích và đánh giá đúng thị trường Bất động sản 2022 cộng thêm chút may mắn đã giúp doanh nghiệp của mình có hướng đi đúng đắn: thu hồi vốn nhanh chóng, phân bổ lại danh mục đầu tư, lựa chọn phân khúc Bất động sản phù hợp và quan trọng nhất: chủ động được dòng tiền cho doanh nghiệp.
Cuối năm 2019, đầu năm 2020, dịch Covid bắt đầu bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực như: sản xuất, kinh doanh, giáo dục, y tế, du lịch, các hoạt động vận tải, dịch vụ…
Kinh tế Việt Nam ở giai đoạn bị chao đảo, nhiều ngành kinh tế bị đứt gãy sản xuất kinh doanh, trong đó ngành bất động sản không phải là một ngoại lệ. Các dự án phát triển phải ngừng hoạt động xây dựng và hoàn thiện thủ tục đầu tư, đứt gãy các chuỗi sản xuất cung cấp vật liệu, thiết bị cho các công trình làm ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường.
Riêng ngành Bất động sản chỉ mới bị ảnh hưởng ở một số phân khúc nhất định, trong đó, Bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng là loạt hình bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lực cầu quá yếu dẫn đến tồn kho ở phân khúc này rất cao.
Báo cáo tình hình thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2021 cho biết tổng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường cả nước đạt 35.852 sản phẩm, giao dịch đạt 16.647 sản phẩm, tương đương tỉ lệ hấp thụ 40,9%.
Đối với thị trường nhà ở, hầu hết các dự án phát triển bất động sản trên cả nước, đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị.
Những dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư không thể triển khai vì cơ quan chính quyền các tỉnh thành cũng phải tập trung chống dịch làm nguồn cung trên thị trường vốn dĩ đã thiếu hụt không có cơ hội để cải thiện.
Hoạt động giao dịch mua – bán bất động sản trên thị trường cũng bị ảnh hưởng vì không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận… trong khi bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, pháp lý khi phát sinh giao dịch.
Với thị trường bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng gần như tê liệt vì giãn cách xã hội. Nhiều cơ sở du lịch không có doanh thu. Lượng sản phẩm Bất động sản phân khúc nghỉ dưỡng đang chào bán trên thị trường trong Quý II/2021 đạt 7.206 sản phẩm, giao dịch đạt 2,280 sản phẩm. Tương đương tỉ lệ hấp thụ 31,6 %.
Khi đó, mình đã có suy nghĩ rằng với lượng tồn kho quá lớn như này, thêm việc tâm lý nhà đầu tư vừa mới gồng mình đi qua cơn dịch, thì sắp tới liệu lượng cầu có đủ để vực dậy thị trường Bất động sản, trong khi các tập đoàn thời điểm này lại ra sức gia tăng nguồn cung. Bản thân mình đặt câu hỏi bán không ra được sản phẩm, lại gia tăng nguồn cung thì dòng tiền ở đâu để các công ty Bất động sản phát triển như vậy? Tất cả đã ngầm sáng tỏ bắt đầu từ vụ phá sản của tập đoàn Bất động sản lớn nhất nhì Trung Quốc – Evergrande.
Cùng đón đọc kỳ 2:
Kỳ 2: Tập đoàn Evergrannde vỡ nợ gây ra hậu quả như nào đối với bất động sản Việt Nam
Nguồn tham khảo:
Báo cáo BĐS Việt Nam quý III/2021
FB Lương Hải