Thị trường bất động sản sau diễn biến tiêu cực của vụ đấu giá, bỏ cọc đất Thủ Thiêm, tiếp đến là những bất ổn trong hoạt động huy động trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt là sự tăng trưởng – sốt nóng giá nhà đất , Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã chính thức có những hành động mạnh mẽ trong việc kiểm soát tín dụng vào bất động sản từ 4/2022.
Thông tư 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ năm 2020 yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn xuống còn 34% từ T10/2021 và 30% từ T10/2022.
Song song đó từ tháng 4 năm nay, để hạn chế đầu cơ bất động sản, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng giám sát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và hạn chế tín dụng đối với đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.
Trong báo cáo thị trường bất động sản nhà ở tại TP HCM và phụ cận tháng 8 do DKRA vừa phát hành, bốn địa phương TP HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An cung cấp cho thị trường 350 căn nhà phố, biệt thự ở 9 dự án. Trong đó có hai dự án mới và 7 dự án ở giai đoạn mở bán tiếp theo.
Cụ thể, Bình Dương mở bán 50 căn, bán được 8 căn. Đồng Nai có thêm 180 căn, tiêu thụ 60 căn, Long An có rổ 54 căn nhưng bán được 6 căn. TP HCM có thêm chỉ 66 căn nhưng bán được vỏn vẹn 4 căn. Như vậy, các địa phương khảo sát chỉ bán được 78 căn. Tỷ lệ hấp thụ chỉ 22%.
Như vậy, trong tháng 8, các tỉnh, thành phố trên đã giảm cả nguồn cung ra thị trường lẫn số căn được tiêu thụ thấp nhất so với ít nhất 4 tháng trước đó. Theo đó, hồi tháng 7, thị trường 4 địa phương miền Đông Nam Bộ có đến 2.097 căn biệt thự, nhà phố được mở bán, tiêu thụ 926 căn; tỷ lệ hấp thụ khoảng 44%. Tháng 6 có 374 căn mở bán, 122 căn bán thành công. Tháng 4, 5 số lượng mở bán/tiêu thụ lần lượt là 1.728/1.001 và 830/522 căn.
Nguồn vốn từ NH luôn được ví như oxi của doanh nghiệp. Một khi bị khóa dòng vốn, những kịch bản doanh nghiệp và nhà đầu tư lĩnh vực bất động sản sẽ phải đối mặt:
Chi phí vay và lãi suất sẽ bị đẩy lên cao.
Điều kiện xét duyệt giải ngân khó khăn hơn: tài chính doanh nghiệp minh bạch, chứng minh thu nhập, chứng minh mục đích vay vốn phù hợp. Khó khăn nhất là những phân khúc xa xỉ và gói vay cá nhân trên 1 tỷ sẽ bị “soi” rất kĩ.
Tìm kiếm kênh dẫn vốn thay thế: khi cả tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đồng loạt bị siết chặt, giải pháp nguồn vốn nào để thay thế?
Hạn chế nguồn cung: Việc bị chặn nguồn vốn đột ngột sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp và chủ đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn trong việc triển khai dự án mới và nhiều dự án dang dở cũng phải ngưng hoạt động.
Tâm lý hoảng loạn – tiêu cực dẫn đến thị trường sẽ chậm hoặc mất thanh khoản ở một vài phân khúc: nghỉ dưỡng, cao cấp hoặc dự án nằm trên giấy.
Chính sách “khóa van” tín dụng vào lĩnh vực BĐS nguy cơ sẽ gây mất thanh khoản ở những phân khúc cao cấp nhưng lại là cơ hội cho phân khúc thực dưới 1 tỷ.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình kinh tế – xã hội 2022, Thủ Tướng Phạm Minh Chính phát biểu “Trước nhất phải tạo ra sản xuất, kinh doanh. Tạo ra sản xuất kinh doanh mới có công ăn việc làm. Có công ăn việc làm mới có người đến làm. Có người đến làm mới có người đến ở. Có người đến ở mới có người mua nhà, lúc đó phát triển bất động sản mới lành mạnh, ổn định,…”
Bất động sản ven khu công nghiệp (KCN) phù hợp định hướng của chính phủ: nắn chỉnh dòng vốn vào sản xuất, kinh doanh. BĐS KCN mang lại giá trị ổn định và lợi nhuận tăng trưởng bền vững luôn được các nhà đầu tư săn đón. Ghi nhận từ báo cáo batdongsan: Phân khúc BĐS KCN vùng ven dưới 1 tỷ có lượng giao dịch ổn định Q2/2022 nổi bật nhất là thị trường: Bình Phước, Tiền Giang, Long An.
Lấy đơn cử: thị trường bất động sản tại Gò Công Đông – Tiền Giang.Trong quý 2/2022 Gò Công Đông- Tiền Giang cũng đứng đầu các tỉnh ĐBSCL về thu hút vốn đầu tư FDI với hàng loạt dự án nhà máy, KCN 1/500 được phê duyệt.
Gò Công Đông hưởng lợi từ chính sách xoay trục về phía Đông của tỉnh Tiền Giang: phát triển KCN quy mô 1000ha. Tận dụng lợi thế vị trí cửa biển để phát triển Logistic và công nghiệp cảng biển. Phát triển hạ tầng, hình thành liên kết cụm công nghiệp với hệ thống: Cảng Hiệp Phước, cảng Quốc Tế Long An, Cảng Cát Lái và Cảng Cái Mép – Thị Vải qua hệ thống sông Soài Rạp, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành và QL50.
Cụm công nghiệp Gia Thuận hình thành, thu hút các tập đoàn lớn đặt nhà máy: Tập đoàn da giày Global Running Đài Loan, tập đoàn Quốc tế Pou Chen, dầu khí – ống thép Việt Nam (PVPIPE), Newshoes Tiền Giang.. Thu hút hơn 20.000 lao động đang làm việc, kéo theo nhu cầu về nhà ở, lưu trú và dịch vụ cơ bản.
Cách Sài Gòn chỉ 25km, Long An 10km nhờ hạ tầng được nâng cấp mạnh mẽ, đặc biệt là thông tuyến cầu Mỹ Lợi 2016 đã biến Gò Công Đông – Tiền Giang trở thành ngã ba giao thương của 3 khu vực TP.HCM – Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Thị trường BĐS mới nổi nên chi phí gia nhập thị trường rất thấp: Dưới 1 tỷ nên có lợi thế rất lớn: tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng đầu tư với số vốn ít. Nhu cầu ở thực lớn nên tính thanh khoản cao. Đặc biệt an toàn khi dùng đòn bẩy tài chính: gói vay tín dụng dưới từ vài trăm triệu – 1 tỷ luôn được ngân hàng xét duyệt giải ngân rất dễ dàng so với mức thu nhập trung bình hiện nay (300 – 450USD/tháng theo molisa .gov . vn)
Nhà đầu tư cần chú ý trong thời điểm “nhạy cảm” của thị trường, yếu tố an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu: pháp lý minh bạch, kiểm tra quy hoạch rõ ràng, sản phẩm có tính thanh khoản tốt.
Xem thêm:
Thị trường gặp khó, nhà đầu tư đổ về Gò Công Đông – Tiền Giang săn bất động sản giá rẻ
Thị trường gặp khó, nên đầu tư phân khúc nào thời điểm này?
Mọi thông tin về Đất nền KCN Gia Thuận – Gò Công Đông xem thêm:
Website: datnengocong.com Fanpage: Đất Nền Gò Công |