Nghị quyết số 13 – NQ 13/TW đặt mục tiêu thập kỷ phát triển ĐBSCL, chọn Cần Thơ là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL. Song song đó TW Đảng quyết định đặt cảng Quốc tế Petro Pacific và Cảng tổng hợp Soài Rạp tại Gò Công Đông, Tiền Giang theo quyết định số 552/QĐ-BGTVT. Vì sao Tiền Giang lại được ưu ái như vậy?
Xem thêm:
Giữa lúc thị trường bất định, có nên đầu tư BĐS vào ĐBSCL?
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) hiện đóng góp trên 90% sản lượng gạo, 70% lượng trái cây và khoảng 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Dự kiến đến năm 2020, sản lượng hàng hóa thông qua của Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng từ 45 – 50 triệu tấn/năm. Số lượng container khoảng 500.000 container/năm. Tuy nhiên thực tế, cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây mới đạt được 50% số liệu này.
Với mật độ sông ngòi dày đặc, nhiều quỹ đất để phát triển logistic, kho bãi, trên lý thuyết là điều kiện rất lý tưởng để lưu thông hàng hóa nội địa và xuất khẩu quốc tế bằng đường thủy nhưng nghịch lý hơn 80% sản lượng hàng hóa lại phải đưa lên cảng TP.HCM và Cái Mép – Thị Vải, thậm chí vận chuyển bằng đường bộ – ô tô tải trọng thấp, đi đường vòng làm giảm chất lượng nông sản, đặc biệt chi phí cao dẫn đến sản phẩm kém cạnh tranh trên thị trường.
Hệ thống cảng biển khu vực ĐBSCL bị phân tán, quy mô nhỏ (tải trọng 3000 – 5000 tấn- tương đương xà lan nhỏ) dẫn đến hiệu quả khai thác chưa được cao.
Đặc biệt, hiện tượng bồi lắng tự nhiên là bài toán khó chưa tìm ra lời giải tại các luồng cảng biển lớn như Quan Chánh Bố, Sông Hậu và luồng Định An – Cần Thơ. Các cảng nhỏ khác tại Trà Vinh, Mỹ Tho – Tiền Giang cũng chịu chung số phận. Ngân sách nạo vét lên đến ngàn tỷ (1050 tỷ/29km/lần cửa Định An) cũng là cản trở rất lớn cho việc khai thông điểm nghẽn logistic đường thủy ĐBSCL.
Theo QĐ- 1579 của TTCP phê duyệt quy hoạch 550ha cảng nước sâu Trần Đề năm 2021. Năm 2022, Tiền Giang cũng đón nhận tin vui khi Cảng Dầu Khí Quốc Tế Petro Pacific đặt tại Gò Công Đông được Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt vào hệ thống 296 cảng biển Việt Nam theo quyết định 552/QĐ-BGTVT.
Lợi thế về giao thông đường thủy, nhờ hệ thống sông Soài Rạp và Vàm Cỏ, Cảng Quốc tế Petro Pacific và Cảng Tổng Hợp Soài Rạp có thể kết nối thuận lợi với trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ, các cảng lân cận như: Cảng Quốc tế Long An, Cảng Hiệp Phước, Cảng Cát Lái, Cảng Cái Mép, Cảng Mỹ Tho. Hiện sông Soài Rạp đã được nạo vét và có khả năng thông thuyền cho tàu 40.000 tấn tiếp cận các cảng trên và giai đoạn sau sẽ nâng tải trọng từ 70.000 – 100.000 tấn. Vị trí tương đối gần đường hàng hải quốc tế, có lợi thế để trở thành đầu mối khu vực ĐBSCL về giao lưu vận tải biển với các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Với sự hình thành của “Tam phú”: Cụm Công Nghiệp Gia Thuận, Cảng biển Quốc Tế, Hệ thống cao tốc Bến Lức- Long Thành, Quốc lộ 50 mở rộng 30m. Bất động sản khu vực Gò Công Đông, Tiền Giang dự báo sẽ có mức tăng trưởng ấn tượng thời gian tới.
Xem thêm: Cảng tổng hợp Soài Rạp – Gò Công Đông, thỏi nam châm thu hút doanh nghiệp FDI
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Truyền Thông và Dịch vụ Bất Động Sản The Eastern – Đất nền Gò Công
Hotline: 090 687 0919
Website: https://datnengocong.com/du-an-dat-nen/