Sổ Hồng Đồng Sở Hữu Có Tách Thành Sổ Riêng Được Không?

Thư viện pháp luật

Lượt xem: 6549 10/06/2020

SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU CÓ TÁCH THÀNH SỔ RIÊNG ĐƯỢC KHÔNG?

Sổ hồng đồng sở hữu (viết tắt là SHĐSH) là gì? Liệu sổ hồng đồng sở hữu có tách thành sổ riêng được không? Tính pháp lý của SHĐSH như thế nào? Đây là các câu hỏi mà bất kì người mua nào cũng muốn nắm rõ để dễ dàng ra quyết định.

Sổ hồng chung, sổ chung, đều là những từ thông dụng người dân hay sử dụng để chỉ sổ hồng đồng sở hữu.

Hãy cùng Đất nền khu Đông tìm hiểu nhé.

I- SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU LÀ GÌ?

1- SỔ HỒNG

Sổ hồng là cách gọi thường dùng của người dân dựa trên màu sắc của sổ còn về bản chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Sổ được cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành.

Sổ hồng được phát hành theo một mẫu thống nhất và áp dụng trên phạm vi cả nước với tất cả các loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Dựa vào hình thức xác lập quyền sở hữu trong sổ hồng có thể chia thành 2 loại:

♦ Sổ hồng riêng/ GCNQSDĐ cho một chủ sở hữu duy nhất.

♦ Sổ hồng đồng sở hữu/ Sổ hồng chung/ GCNQSDĐ cho nhiều chủ sở hữu.

 

2- SỔ HỒNG RIÊNG

Sổ hồng riêng là GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Chủ sở hữu của sổ hồng riêng là 1 hay 2 người trở lên có mối quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái theo pháp luật cùng đứng tên trên sổ. Những người có tên sổ hoàn toàn có quyền quyết định mục đích sử dụng như cho, tặng, bán, thế chấp, ủy quyền… mà không cần sự cho phép của người khác.

Sổ hồng riêng về bản chất chính là sổ hồng mà người dân vẫn hay gọi hay nhắc đến. Từ “riêng” chỉ được thêm vào trong thời gian gần đây để phân biệt với sổ hồng đồng sở hữu xuất hiện ngày càng nhiều.

 

3- SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU

Sổ hồng đồng sở hữu hay còn gọi là sổ chung, cũng là GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Chủ sở hữu gồm từ 2 người trở lên không có quan hệ vợ chồng hay con cái.

Giá trị pháp lý của 2 loại sổ này như nhau, áp dụng được mọi nơi trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… Tuy nhiên, quyền quyết định mục đích sử dụng phụ thuộc vào định đoạt của các chủ sở hữu còn lại.

Đối với sổ hồng, điểm khác biệt ở tên chủ sở hữu, sổ của ai sẽ có tên người đó. Đồng thời, ngoài bìa, dưới cuối sổ sẽ kèm dòng chữ “Cùng sử dụng đất đối với Ông/Bà… ” (Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sổ hồng đồng sở hữu so với sổ hồng riêng). Trên sổ sẽ ghi tổng diện tích đất còn các chủ sở hữu có diện tích đất bao nhiêu thì làm biên bản thỏa thuận giữa các bên.

Sổ hồng đồng sở hữu.

Xem thêm: Phân biệt sổ hồng đồng sở hữu và sổ hồng riêng – Lời khuyên.

Phân Biệt Sổ Hồng Đồng Sở Hữu (Sổ Hồng Chung) và Sổ Hồng Riêng

 

II- SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU CÓ TÁCH THÀNH SỔ RIÊNG ĐƯỢC KHÔNG?

Khi mua nhà sổ hồng đồng sở hữu, người mua đều có nhu cầu tách sổ riêng để an tâm hơn và dễ dàng quyết định về tài sản của mình.

Việc tách sổ chung thành các sổ riêng theo quy định của pháp luật, người muốn tách thửa phải làm thủ tục, xin cấp GCNQSD cho các thửa đất được tách. Tuy nhiên, việc tách thửa phải đáp ứng các điều kiện về quy hoạch và diện tích tối thiểu tách thửa ở địa phương đó.

Nếu ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5 Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND, diện tích tối thiếu tách thửa cơ bản như sau:

Khu vực

Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa

Khu vực 1:

gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.

Khu vực 2:

gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.

tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất bằng hoặc lớn hơn 04 mét.

Khu vực 3:

gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).

tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất bằng hoặc lớn hơn 05 mét.

 

Quy trình, thủ tục tách sổ

– Giấy tờ cần chuẩn bị (theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT):

♦ Đơn đề nghị tách thửa.

♦ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

– Nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh quy định.

– Đóng lệ phí địa chính (mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định). Nếu là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì không phải nộp lệ phí địa chính.

– Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì thời gian hạn là 30 ngày.

—————————————————————————

Xem thêm: Thư viện pháp luật

pháp lý sổ hồng riêng

 

Đừng bỏ lỡ thông tin !
Cùng các nhà đầu tư bất động sản, nhận những thông tin mới nhất của thị trường được gửi qua email hàng tuần.
Bất động sản liên quan
Dự án đang bán

Tính Xây Dựng

Tính toán chi phí xây dựng dựa trên các thông tin về diện tích, móng, mái, số tầng cần xây.

Phong thủy xem hướng nhà

Chọn hướng nhà phù hợp để đón vượng khí